Bất cứ cô gái nào khi bước vào giai đoạn dậy thì đều được trải nghiệm thời kỳ hành kinh (kinh nguyệt). Trong giai đoạn này, một trong những triệu chứng mà đa phần chị em nào cũng mắc phải chính là đau bụng kinh. Vậy có những cách nào để làm giảm cơn đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi gây co thắt ở phần vùng bụng dưới mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt. Tùy từng cơ địa mà có người chỉ hơi khó chịu và mệt mỏi, còn với những người khác thì cơn đau nặng nề và dữ dội hơn, thậm chí phải dùng đến thuốc mới giảm đau bụng kinh.

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh
Có 2 nguyên nhân chính gây ra đau bụng kinh:
Đau bụng kinh nguyên phát
Cơn đau bụng kinh do kỳ kinh nguyệt gây ra gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Triệu chứng này là hệ quả do cơ thể sản xuất ra nhiều prostaglandin – thành phần gây viêm thành tử cung.

Khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung thường có xu hướng co bóp mạnh nhằm đẩy tế bào chết, dịch nhầy và trứng rụng xuống âm đạo và đào thải ra bên ngoài. Co thắt nghiêm trọng có thể dẫn đến co thắt các mạch máu nuôi tử cung. Khi một phần cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy sẽ gây ra đau bụng kinh.
Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát là đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Trường hợp đau bụng kinh này có liên quan đến tuổi tác, thường gặp ở phụ nữ từ 30-45 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng kinh thứ phát là:
- Bệnh lạc nội mạc tử cung: Lớp nội mạc tử cung bình thường sẽ ở bên trong tử cung, nhưng vì lý do nào đó mà các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu,… gây ra các cơn đau khi đến ngày hành kinh.
- Bệnh u xơ tử cung: Khối u xơ phát triển trong tử cung có thể gây ra rong kinh và đau bụng kinh.
- Bệnh viêm vùng chậu: Các cơ quan nằm trong vùng chậu như vòi trứng, buồng trứng, tử cung bị viêm nhiễm.
- Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): Là sự xâm nhập các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh.
- Hẹp cổ tử cung: Ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.
- Dụng cụ tránh thai (UID): Các phụ nữ sử dụng vòng tránh thai được làm bằng đồng hoặc nhựa dẻo được đặt bên trong buồng tử cung để tránh thai. Đây cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh vào các chu kỳ kinh nguyệt ra khi đặt vòng.

Xem thêm:
- TOP 20 loại nước uống giảm mỡ bụng & giảm cân hiệu quả
- Lắc vòng có tốt không? Bí quyết lắc vòng để giảm eo, giảm mỡ bụng
- Black Tea Macchiato – Cơn sốt hiện nay của giới trẻ
Nguyên nhân khách quan
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan gây ra cơn đau bụng kinh như:
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh trong kỳ kinh nguyệt: Ăn nhiều đồ lạnh, uống nước lạnh, không giữ ấm phần bụng,…

- Do vận động mạnh: Trong thời gian hành kinh, chị em phụ nữ nên tránh vận động mạnh, làm việc nặng mà nên nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm đau bụng kinh.
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng đau bụng kinh thông thường bao gồm:
- Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể dữ dội, nghiêm trọng hơn.
- Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ, sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong-3 ngày.
- Đau âm ỉ liên tục.
- Đau lan ra lưng và xuống đùi.
- Cảm thấy áp lực trong bụng.
- Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn.
- Phân lỏng.
- Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đuối sức
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi tháng, các triệu chứng dần xấu đi hoặc bắt đầu đau bụng kinh nghiêm trọng từ 25 tuổi. Tuy nhiên, nếu đã có kinh nguyệt trong vòng vài năm và thường đau bụng kinh, tình trạng này không nguy hiểm.

Các cách giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh không gây biến chứng về tình trạng sức khỏe, nhưng có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như học hành, công việc, vận động,… Vì vậy, chị em phụ nữ cần bỏ túi cho mình những cách giảm đau bụng kinh một cách đáng kể.
Xoa bóp vùng bụng giúp giảm đau bụng kinh
Xoa bóp vùng bụng là một cách giảm cơn đau bụng kinh phổ biến được nhiều người áp dụng. Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ bớt đi những cơn đau khó chịu kia rất nhiều lần.

Bạn có thể sử dụng các tinh dầu có tính ấm như quế, khuynh diệp, bạch đàn hoặc đơn giản là dầu gió, sau đó kết hợp với động tác massage theo chiều kim đồng hồ với áp lực vừa phải để tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ trơn tử cung và làm giảm mức độ của cơn đau bụng kinh.
Phương pháp bấm huyệt
Bên cạnh đó bạn cũng có thể day ấn một số huyệt vị để làm giảm cơn đau nhanh chóng, như:
- Huyệt Khí Hải: Huyệt nằm dưới rốn, đo thẳng xuống 1,5 tấc.
- Huyệt Tam Âm Giao: Huyệt nằm cách chỗ cao nhất của mắt cá chân 3 tấc đo ngược lên.
- Huyệt Quan Nguyên: Huyệt nằm dưới huyệt Khí Hải, đo thẳng xuống 1,5 tấc.
Khi bấm huyệt, sử dụng ngón tay cái ấn vào từng huyệt vị trong khoảng 30 giây. Khi day ấn, nên sử dụng lực nhẹ rồi tăng dần lên đến khi có giác căng tức là được.
Xem thêm:
- Cách đeo lens và những lưu ý cho người mới bắt đầu
- Nhảy hiện đại – Những thông tin cần biết khi muốn học
- Bé bị đau mắt nhiều ghèn, nguyên nhân do đâu gây nên?
Chườm ấm bụng là một trong các cách giảm đau bụng kinh
Khi bị đau bụng kinh, bạn hãy lấy một ít nước nóng cho vào bình hoặc túi chườm nóng chuyên dụng, sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Cách này rất có hiệu quả vì nước nóng có tác dụng giúp tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu khiến máu kinh được đẩy ra bên ngoài dễ dàng, giúp dịu lại cơn đau.

Ngoài ra trước khi ngủ, bạn nên tắm nước ấm để điều hòa hoạt động co bóp của tử cung, tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và giúp ngủ sâu giấc hơn. Theo nghiên cứu, tắm nước ấm trước khi ngủ thường dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc và cơn đau thuyên giảm đáng kể sau khi thức dậy.
Chế độ ăn hợp lý là cách giảm đau bụng kinh
Tuy những thực phẩm lành mạnh không thể làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng nhưng chúng tốt cho cơ thể và có thể không làm tăng thêm cơn đau bụng kinh. Việc ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng bởi thức ăn đi trực tiếp vào cơ thể nên cần phải cẩn trọng.
Thiếu nước có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng trong những ngày hành kinh. Thế nhưng tuyệt đối không nên uống nước lạnh, bởi vì nước lạnh có thể làm nghiêm trọng hơn cơn đau của bạn. Vì vậy, bạn nên uống nước ấm thường xuyên để giúp làm ấm bụng và là cách giảm đau bụng kinh.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trà gừng hay sữa nghệ ấm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và có khả năng làm dịu cơn và là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Vì gừng hay nghệ là những thực phẩm có khả năng làm ấm cơ thể, là một thức uống bổ dưỡng bạn nên dùng trong kỳ kinh nguyệt.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, nữ giới cung cấp đủ nước, khoáng chất và vitamin thường có mức độ cơn đau bụng kinh thuyên giảm rõ rệt sau mỗi kỳ kinh. Uống nước ngải cứu là một gợi ý cho bạn. Bởi vì ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây cho cơ thể. Bên cạnh đó, cần hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, chất béo,… và những loại thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là cách giảm đau bụng kinh
Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể thường tiết ra nhiều hormone estrogen. Do đó bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức cột sống, nhức mỏi cơ thể, buồn chán và ủ rũ. Vì vậy chúng ta thường có xu hướng nằm lì trên giường và lười biếng vận động.
Tuy nhiên theo các bác sĩ sản phụ khoa, tập thể dục nhẹ nhàng trong thời gian này có thể thúc đẩy bài tiết máu kinh, giảm hoạt động co bóp của tử cung và kích thích não bộ giải phóng endorphin. Endorphin là một loại hormone nội sinh có thể tạo cảm giác hưng phấn và ức chế quá trình dẫn truyền tín hiệu đau.

Để giảm bớt các triệu chứng và cơn đau bụng kinh, bạn nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp với đi bộ, ngồi thiền, tập yoga,…
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vào kỳ kinh nguyệt, những chất thừa và máu kinh sẽ được thải ra ngoài nên vùng kín sẽ hơi khó chịu ẩm ướt hơn ngày thường. Vì vậy, trong thời gian này, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ. Điều đó rất quan trọng vì sẽ làm giảm sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, vệ sinh vùng kín sạch sẽ làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc là cách giảm đau bụng kinh
Giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe của mỗi người. Có rất nhiều tác hại nếu không ngủ đủ giấc và đặc biệt là trong thời kỳ hành kinh. Nhưng khi đang đau bụng kinh, bạn sẽ khó có thể có được giấc ngủ ngon như thông thường.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng và co người. Tư thế này giúp giãn các cơ quanh bụng và sẽ là cách nào giảm cơn đau bụng kinh. Hơn nữa, một giấc ngủ ngon sẽ tạo cho bạn tinh thần thoải mái, thư giãn và giảm căng thẳng để có thể học tập và làm việc được hiệu quả hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau là cách giảm đau bụng kinh
Với những người có cơn đau ở mức độ chịu đựng được thì có thể sử dụng thuốc như là cách giảm đau bụng kinh. Thế nhưng với những người có cơn đau dữ dội và nghiêm trọng hơn thì có thể sử dụng thuốc để giảm đau. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc và lưu lượng dùng để an toàn hơn nhé.
Bài viết này là một số thông tin về các cách giảm cơn đau bụng kinh dành cho các chị em phụ nữ. Hy vọng sẽ giúp bạn vượt qua được những ngày hành kinh mệt mỏi và giảm đau bụng kinh để không ảnh hưởng đến học tập, làm việc và chất lượng cuộc sống.