Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn quốc tế là bao nhiêu?

0
2601
Kích thước sân cầu lông

Kích thước sân cầu lông

Kích thước sân cầu lông chuẩn nghe có vẻ như là một khái niệm xa lạ, đặc biệt là đối với những người có thể đã tiếp xúc với cầu lông thông qua các phòng gym hay đơn giản là sân nhà. Hãy cùng xem các kích thước của sân cầu lông tiêu chuẩn là gì?

1. Vì sao cần có tiêu chuẩn kích thước sân cầu lồng?

Với một người chơi cầu lông nghiệp dư thì kích thước sân như thế nào không mấy ảnh hưởng tới kết quả trận đấu. Nhưng với một vận động viên chuyên nghiệp thì kích thước sân cầu lông ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tập luyện và thi đấu. Những người chơi cầu lông đỉnh cao có thể nhắm mắt và đi đúng biên sân. Vì sao? Vì họ đã quá quen thuộc với kích thước sân chuẩn, nếu không có cái chuẩn này thì những mẹo, kỹ năng trên sân chuẩn sẽ không còn được áp dụng.

Giống như tiếng Anh là ngôn ngữ chung của thế giới, Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF) cũng đề ra luật chơi cũng như những quy tắc chung. Với những luật chơi này, nó cho phép những người chơi cầu lông khắp nơi tuân theo và dựa vào đó để phân xử mọi tình huống. 

Kích thước sân cầu lông

Kích thước sân cầu lông đúng chuẩn sẽ làm cho trận đấu được diễn ra công bằng

2. Kích thước sân cầu lông là bao nhiêu?

Một sân cầu lông chuẩn theo Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF) thì sẽ có kích thước là 6,1 m x 13,4 m với một diện tích thi đấu là khoảng 81,75 m vuông. Chiều dài đường chéo của sân là 14,72 m.

Để hình dung dễ hơn, sân tennis tiêu chuẩn có diện tích là 260,87 m vuông sẽ lớn hơn 219% so với sân cầu lông tiêu chuẩn. Mặc dù kích thước sân tổng thể có vẻ tương đối nhỏ hơn nhiều, nhưng có nhiều khía cạnh của cầu lông khiến nó trở nên cực kì thú vị

Cả đánh cầu lông đơn và đánh đôi đều được chơi trên một sân cầu lông tiêu chuẩn. Sự khác nhau là khi chơi đánh đơn, cầu lông không được sử dụng 2 đường dọc ngoài cùng hay đường đôi mở rộng ở 2 bên sân.

Kích thước sân cầu lông đánh đơn

Kích thước sân cầu lông

Kích thước sân cầu lông chuẩn là bao nhiêu?

Như vậy là, các đường biên của sân đấu đơn được chơi trên một không gian sân với kích thước là 5,18 m (trừ hai đường bên so với sân đôi) x 13,4 m với diện tích thi đấu là 69,49 m vuông. Đường chéo sân có độ dài là 14,30 m. Và kích thước đường kẻ trên sân có độ dày là 40mm thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng để khác biệt với màu sân.

Một điều cần lưu ý về kích thước sân đó là, kích thước sân cầu lông được tính từ mép ngoài của đường biên.

Đa số các trường hợp khi tham gia tập luyện và thi đấu, chúng ta hay dùng sân tổng hợp dành cho cả đánh đơn và đánh đôi. Ngoài ra, để tổ chức giải đấu thì sân cồng lông đó phải đáp ứng một số tiêu chí khác của Liên đoàn Cầu lông thế giới như là:

  • Khi có hai sân cầu lông sát nhau thì khoảng cách giữa hai sân phải lớn hơn 2 m.
  • Khoảng cách từ mặt đất tới trần nhà ít nhất phải từ 9m, khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 2 m và không có vật cản trở nào.
  • Bức tường bao bọc xung quanh sân cầu lông phải là màu sẫm và sân phải kín không cho gió lùa vào.

Kích thước sân cầu lông đánh đôi

Cũng theo quy định của BWF, kích thước sân cầu lông đánh đôi phải đảm bảo những tiêu chí về kích thước sau đây:

  • Chiều dài của sân cầu lông đánh đôi 13,4 m
  • Chiều rộng của sân cầu lông đánh đôi 6,1 m
  • Tổng chiều dài đường chéo sân 14,7 m
  • Độ dày của đường kẻ bằng 40mm và được vẽ bằng màu trắng hoặc vàng tránh nhầm lẫn với nền.
  • Kích thước sân cầu lông đánh đôi được tính từ mép ngoài của đường biên.

Để giúp cho người tham gia môn cầu lông nhìn rõ hơn vùng rơi của quả cầu đúng quý cạch thì có thể kẻ/vẽ thêm 4 ký hiệu “40mm x 40mm” phía trong đường biên dọc của sân đơn thuộc phần giao cầu ở bên phải có khoảng cách với đường biên ngang cuối sân là 530mm và 990mm.

Khi vẽ ký hiệu “40mm x 40mm”, chiều rộng của các ký hiệu này phải nằm trong khu vực rơi cầu. Nghĩa là ký hiệu cày phải nằm ở vị trí cách cạnh ngoài đường biên ngang cuối sân từ 530mm đến 570mm và từ 950mm đến 990mm

3. Điểm khác nhau giữa đấu đơn và đấu đôi

Tuy cùng thi đấu trên một sân tiêu chuẩn nhưng điểm khác biệt rõ ràng nhất khi trận đấu diễn ra đó là người chơi đơn chỉ chơi trong một không gian nhỏ hơn, điều này là vô cùng hợp lý vì toàn bộ sân tiêu chuẩn rất khó để cho một người quản lý hết nó. Trong nội dung thi đấu đôi, toàn bộ sân cầu lông tiêu chuẩn được sử dụng, vì mỗi bên sẽ có hai người chia sẻ khu vực để quản lý.

Cầu lông được cho là một môn thể thao vô cùng đặc biệt vì tính linh động của kích thước sân cầu lông. Tùy thuộc vào việc bạn đang tham gia trận đấu đôi hay đấu đơn, vẫn là cái sân đó, nhưng khu vực, diện tích chơi khác nhau. Điều này sẽ gây ngạc nhiên cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về luật chơi cầu lông hoặc những người chỉ chơi ở sân nhà trước giờ.

Mặc dù tổng diện tích không đáng kể nhưng khu vực giao bóng đủ rộng để người chơi có thể thực hiện một quả giao bóng sâu, buộc đối thủ của họ phải lùi tới cuối sân để đỡ cú giao ấy. Khi đối thủ vào vị trí không thuận lợi, đó cũng là lúc phe ta có cơ hội tấn công, vì khoảng trống ở phía trước được tạo ra đủ lớn để ghi điểm. Nhược điểm của giao cầu sâu khi tham gia đấu đơn chính là nó sẽ khiến đối thủ của bạn có đủ thời gian để di chuyển, và quyết định đáp trả như thế nào để đem lại nhiều lợi nhất cho họ.

Ngược lại, khi tham gia đấu cầu lông đôi, vận động viên tránh dùng những cú giao bóng sâu. Thay vào đó họ chọn cách giao cầu sát lưới, nhằm bắt buộc đối thủ phải phản xạ nhanh. Khi đó đối thủ không có nhiều thời gian để quyết định nước đi kế tiếp. Đồng thời, phá vỡ đội hình chiến lược của đội, bắt đối phương phải chơi theo bản năng thay vì chiến thuật đã bàn trước.

4. Những thành phần khác của sân cầu lông 

Kích thước sân cầu lông

Trên sân cầu lông còn có những thành phần nào?

Cột căng lưới 

Cột căng lưới bắt buộc phải cao bằng 1m55 tính từ mặt sàn sân đấu, cho dù là trong nội dung thi đấu năm hay nữ. Cột trụ phải đủ chắc chắn và được đặt thẳng đứng, không bị nghiêng, cong khi lưới căng lên.

Ghế của trọng tài sẽ được đặt ngay kế bên một cột căng lưới bất kỳ, và hướng nhìn vuông góc với sân thi đấu. 

Nếu không có khả năng mua hoặc tự tạo các cột căng lưới, chúng ta có thể dùng các cách khác để chỉ rõ vị trí của các đường biên dọc phía dưới lưới, chẳng hạn dùng các cột thanh mảnh hơn, hoặc bằng vải hay các vật liệu khác có chiều rộng 4mm, cố định các vật thay thế này từ đường biên dọc và kéo thẳng đứng lên dây căng lưới.

Hai cột căng lưới hoặc những vật thay thế cột, theo quy định BWF, chúng cần phải được đặt ngay đường biên giữa hai đội bất kể là thi đấu đơn hay đôi. 

Lưới cầu lông

Kích thước sân cầu lông

Lưới cầu lông

Chất liệu làm nên lưới cầu lông phải là các sợi nylon hoặc sợi tổng hợp mềm, màu đậm để có thể nhìn rõ trong phòng ánh sáng trắng. Có độ dày đều nhau, mắt lưới không dưới 15mm và không quá 20mm.

Trên 15mm để tránh việc mật độ mắt lưới quá nhiều làm không thể nhìn rõ động tác của đối phương. Và dưới 20mm để mắt lưới không quá thưa làm người chơi không nhận ra được vị trí của lưới cũng như tránh cầu lông bay qua lưới.

Đỉnh lưới được ghép lại bằng nép trắng phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp bắt ngang qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hay dây cáp lưới. Nhiệm vụ chính của mảnh nẹp trắng là để luôn và giữa các dây căng lưới qua băng.

Chiều ngang của lưới là 760mm và chiều dài là ngang sân là 670mm.

Theo quy ước của BWF, 155mm là chiều cao từ đỉnh cột xuống đất và 152,4mm là chiều cao chuẩn nhất từ mép trên của lưới tính tới mặt đất.

Phải buộc lưới sát lại với cột vì theo quy định của BWF thì không có khoảng cách giữa lưới với cột. Tức có nghĩa là 2 cạnh bên của lưới sẽ phải liên tục tiếp xúc với cột. Có thể làm điều đó bằng cách lấy phần dây còn thừa để thắt lưới với cột lại nhau.

5. Vẽ sân cầu lông

Sau đây sẽ là phần hướng dẫn các bước vẽ các đường biên sân cầu lông. Cách vẽ này có thể ứng dụng trên sân gạch, sân bê tông hay tương tự vậy, chỉ cần bạn nắm được kích thước sân cầu lông chuẩn.

Kích thước sân cầu lông

Cố định trước băng keo để vẽ sân cầu lông chuẩn hơn

Trước tiên cần chuẩn bị:

  • Một không gian, mặt phẳng có kích thước nhỏ nhất là 17,4m x 10,1m vì khoảng trống xung quanh sân ít nhất phải là 2m (theo BWF).
  • Thước dây dài 50m.
  • Vài cuộn băng dính.
  • Một con lăn sơn loại nhỏ. Nếu không thì có thể thay bằng chổi quét sơn nhỏ.
  • Thùng sơn hoặc nước vôi.
  • Thêm một người hỗ trợ nữa.

 Tiếp theo:

  • Dùng thước dây đo và đánh dấu các điểm, các góc ngoài trên khung chính của sân cầu lông.
  • Dùng băng keo để tạo khung cho đường kẻ sân cầu lông và lấy sơn hoặc vôi để quét thành đường biên.
  • Sau đó tiếp tục đo và kẻ các đường nằm trong sân theo thứ tự tiếp xúc với vòng ngoài trước thì vẽ trước.

Bước cuối, sau khi sơn đã khô rồi thì bóc băng keo ra.

Lưu ý quan trọng, khi kẻ, hãy đảm bảo các vạch, các đường vẽ phải đảm bảo độ rộng của nét phải là 40mm và dùng sơn màu trắng hoặc vàng để phân biết rõ với nền sân.

6. Tổng kết

Hiện tại Việt Nam ta cũng có chỗ đứng trên trường thi đấu cầu lông quốc tế, tôi muốn truyền tải nguồn cảm hứng cũng như động lực thi đấu của các vận động viên cầu lông Việt Nam!

Với những kiến thức về kích thước sân cầu lông như thế nào là đúng chuẩn cũng như là cách vẽ sân cầu lông của tôi sẽ giúp mọi người có thể tiếp cận với bộ môn cầu lông một cách chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here