Bộ luật bóng chuyền hoàn chỉnh khá rộng. Những thay đổi trong luật bóng chuyền đã được công bố bởi FIVB trong những năm gần đây. Họ phát hành bộ luật cập nhật vào năm 2009. Bài viết trên đây sẽ cung cấp đến cho bạn những điều luật bóng chuyền da cơ bản nhất.
1. Lịch sử môn bóng chuyền
Bóng chuyền là môn thể thao được sáng lập vào năm 1895, là sự kết hợp của môn quần vợt và bóng ném. Ban đầu, môn này được gọi là môn mintonette. Đến năm 1896, tại Hội nghị YMCA, Giám đốc Giáo dục thể chất mới đổi tên thành volleyball.

2. Luật bóng chuyền theo quy định quốc tế
2.1. Quy định sân theo luật bóng chuyền
2.1.1. Điều 1: Kích thước sân thi đấu
- Sân bóng chuyền theo luật phải chuẩn theo quy định quốc tế có chiều dài 18m (59 feet), rộng 9m (29,5 feet).
- Sân được chia thành 2 nửa 9m bởi một lưới rộng 1m đặt giữa sân và đường giữa sân.
- Các đường kẻ trên sân có độ rộng 5cm.
- Sân được bao quanh bởi một khoảng trống được gọi là vùng tự do, rộng ít nhất 3m.
2.1.2. Điều 2: Mặt sân
- Mặt sân bóng chuyền phải phẳng, ngang bằng và đồng nhất. Đảm bảo không gây bất kỳ chấn thương nào cho vận động viên thi đấu.
- Mặt sân của các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB đều phải được FIVB kiểm duyệt trước.
- Khi thi đấu trong nhà thì mặt sân phải là màu sáng.
- FIVB đã quy định, trong các cuộc thi đấu bóng chuyền thế giới và chính thức, các đường biên phải là màu trắng. Đồng thời, sân đấu và khu tự do phải có màu sắc khác biệt nhau.
2.1.3. Điều 3: Các đường trên sân
- Đường tấn công: Được quy định là đường song song và cách lưới 3m tại phần sân của mỗi đội. Đường tấn công này chia sân của mỗi đội thành phần sân trước và sân sau.
- Đường giữa sân là đường chia đôi sân.
- Đường phía cuối sân là đường biên ngang.
- Đường biên dọc và phần kéo dài biên dọc là 15cm, cách biên ngang 20cm.

Xem thêm:
- Bắn cung: Từ A đến Z nguồn gốc, luật thi đấu và nơi học
- Chơi Bowling: Hoạt động vừa giảm stress vừa giảm cân
2.2. Lưới và cột lưới theo luật bóng chuyền
- Lưới bóng chuyền theo luật bóng chuyền quy định sẽ được căng ngang ở giữa sân.
- Lưới rộng 1m (49 inches), dài 10m. Chiều cao của lưới tính đến mép trên là 2,45m đối với nam và 2,24m đối với nữ.
- Hai đường băng giới hạn trên và dưới của lưới là hai băng trắng dài 1m, rộng 5cm.
- Cột căng lưới có hình tròn nhẵn, cao 2,55m, có thể điều chỉnh được. Cột được cố định chắc chắn xuống mặt sân.
2.3. Quy định về đội bóng
- Mỗi đội thi đấu theo luật bóng chuyền sẽ có tối đa 12 thành viên. Có 1 huấn luyện viên trưởng và 1 huấn luyện viên phó, 1 săn sóc viên và một bác sĩ.
- Chỉ những vận động viên đã được đăng ký trong biên bản thi đấu mới được phép vào sân thi đấu.
- Một khi huấn luyện viên và đội trưởng đã ký vào biên bản thi đấu thì thành phần đăng ký của đội sẽ không được thay đổi nữa.
- Áo của vận động viên phải được đánh số từ 1 đến 18. Số áo ở giữa ngực và giữa lưng. Màu sắc của số phải tương phản với vào sắc và độ sáng của áo. Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, phải in số áo của vận động viên ở ống quần đùi bên phải.
2.4. Điều luật thi đấu bóng chuyền theo quy định quốc tế
2.4.1. Điều 1: Phát bóng đúng theo luật bóng chuyền quốc tế
- Để thực hiện phát bóng đúng luật thì vận động viên chỉ được đánh bóng khi bóng đã rời tay. Bóng khi được phát sang phần sân đối phương yêu cầu không được chạm lưới, nếu không sẽ bị coi là không hợp lệ.
- Để xác định đội nào được phát bóng tại hiệp đầu tiên và hiệp quyết (hiệp quyết định đội nào thắng cuộc), trọng tài sẽ cho tiến hành rút thăm. Đội đã phát bóng ở hiệp trước sẽ nhường cơ hội phát bóng lại cho đối phương ở hiệp sau.
- Khi phát bóng thành công, đội phát bóng sẽ được cộng 1 điểm. Vận động viên phát bóng phải đứng đúng khu vực phát bóng.
- Khi phát bóng, vận động viên được phép nhảy tự do và tay, chân không được dẫm vào vạch sân.
- Sau khi phát bóng thành công, người phát bóng phải lập tức vào sân thi đấu luôn.
- Vận động viên phát bóng sẽ phát bóng đi trong 8 giây, ngay sau khi trọng tài thổi còi. Nếu tung bóng nhưng không có động tác đập bóng thì trọng tài sẽ cho phát bóng lại.
- Trong thời gian thực hiện phát bóng, đội phát bóng không được che chắn tầm quan sát bóng của đối phương.
- Ngay sau khi phát bóng, đội đỡ bóng phải qua ít nhất 1 lần đỡ bóng rồi mới được đập bóng tấn công ghi điểm.

2.4.2. Điều 2: Đánh bóng theo luật bóng chuyền
- Mỗi đội đều chỉ được phép chạm bóng nhiều nhất là 3 lần khi tấn công bóng sang sân đối thủ.
- Nếu chạm bóng quá 3 lần trong cùng một đội sẽ được xem là mắc lỗi “4 lần chạm bóng”. Trong đó, không tính lần chạm bóng để chắn bóng.
- Vận động viên không được phép dùng cả 2 tay để đập bóng.
- Nếu đệm bóng hai tay nhưng không đồng nhất, mỗi tay một hướng thì vận động viên vẫn bị tính là phạm lỗi.
- Vận động viên được phép dùng nhiều bộ phận khác nhau để chạm bóng.
- Vận động viên cũng được phép đỡ bóng, đánh bóng với nhiều động tác khác nhau. Nếu cầm bóng, giữ bóng trên người sẽ bị bắt là phạm luật.
- Nếu trong đội có nhiều người chạm bóng cùng một lúc thì vẫn sẽ chỉ được tính là 1 lần chạm. Những người vừa chạm bóng sẽ không được đánh bóng ngay sau cú chạm bóng vừa rồi.
- Khi xảy ra tranh chấp bóng giữa 2 đội ngay trên lưới thì bóng rơi sang phía sân nào, đội đó sẽ được quyền chạm bóng thêm 3 lần nữa. Trường hợp bóng ra ngoài sân thì đội ngược với bên bóng rơi sẽ được quyền chạm bóng.
- Nếu cả 2 đội giữ bóng trên lưới lâu thì sẽ phạm lỗi, phải phát lại bóng.
2.4.3. Điều 3: Quy định trong luật bóng chuyền khi bóng bay sang sân đối phương
- Khi đánh bóng sang sân đối phương, bóng chỉ được tính là hợp lệ khi còn nằm trong sân. Là khoảng được giới hạn bởi những đường biên dọc, biên ngang, lưới và ăng ten.
- Nếu bóng chạm lưới nhưng vẫn rơi sang sân đối phương, đối phương vẫn đỡ được bóng thì sẽ tiếp tục chơi.
- Đối thủ đánh bóng vào lưới, chạm người chơi của mình vẫn không tính là phạm lỗi.
2.4.4. Điều 4: Quy định trong luật bóng chuyền khi đánh tấn công
- Đánh bóng tấn công là khi vận động viên trực tiếp đánh bóng sang sân đối phương.
- Đánh bóng tấn công bao gồm đập bóng, chuyền bóng, đệm bóng, bỏ nhỏ,…
- Khi bóng được chuyền qua với độ cao xấp xỉ với mép trên của lưới, vận động viên ở khu vực 2m chỉ được chuyền nhẹ nhàng cho đối phương.
- Bất kỳ vận động viên nào ở sau hàng phòng ngự cũng có thể đánh bóng tấn công ở mọi độ cao.
2.4.5. Điều 5: Chắn bóng trong luật bóng chuyền
- Những vận động viên ở hàng trước được phép chắn bóng đơn hoặc chắn tập thể. Khi chắn bóng xong, vận động viên được phép tiếp tục đánh bóng.
- Khi thực hiện chắn bóng, vận động viên có thể dùng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Vận động viên cũng có thể đưa bàn tay và cánh tay qua lưới chắn bóng.
- Chắn bóng sẽ không được tính là 1 lần chạm bóng.
- Vận động viên không được phép chắn cú phát bóng của đội đối phương.
- Đồng thời không được phép chắn bóng khi bóng đang trong khu vực 2m. Chỉ được chắn những cú đánh tấn công, sau vạch 2m.

2.5. Trạng thái thi đấu
- Bóng trong cuộc được tính từ lúc trọng tài thứ nhất thổi còi cho phép phát bóng, người phát đánh chạm bóng đi.
- Bóng ngoài cuộc tính từ thời điểm một trong hai trọng tài thổi còi bắt lỗi. Không tính phạm lỗi tiếp sau tiếng còi đã bắt lỗi của trọng tài.
- Bóng trong sân là khi bóng còn ở trong phạm vi sân. Dù bóng có chạm biên thì vẫn được tính là còn trong sân.
- Bóng ngoài sân khi bóng nằm hoàn toàn ngoài cái đường biên. Nếu bóng chạm các vật ngoài sân như trần nhà, khán giả , ăng ten, dây buộc lưới,… Thì vẫn bị coi là bóng ngoài sân.
- Quả bóng bay hoàn toàn qua khoảng không gian phía dưới lưới.
2.6. Thể thức thi đấu trong luật bóng chuyền
2.6.1. Cách tính điểm
- Đội thi đấu sẽ được tính 1 điểm khi bóng chạm sân đối phương, đội đối phương bị phạt hay do lỗi từ đội đối phương.
- Khi đội đánh bóng sai luật hoặc có những hành động phạm luật thì trọng tài sẽ xét mức lỗi và xử phạt theo luật bóng chuyền.
- Nếu 2 hay nhiều lỗi xảy ra liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên.
- Nếu 2 đội cùng phạm 2 hay nhiều lỗi thì sẽ ghi nhận lỗi của cả 2. Đồng thời sẽ cho đánh lại pha bóng đó.
- Nếu thắng pha bóng do đội mình phát thì đội phát bóng sẽ được 1 điểm và tiếp tục phát bóng.
- Nếu đội đối phương đỡ được thành công pha phát bóng thì đội đó được 1 điểm và được quyền phát bóng.
2.6.2. Thắng 1 hiệp
- Đội giành được 25 điểm đầu tiên và hơn đội đối phương tối thiểu 2 điểm sẽ là đội chiến thắng.
- Nếu gặp trường hợp hòa 24-24, 2 đội phải tiếp tục thi đấu đến khi có chênh lệch 2 điểm.
2.6.3. Thắng 1 trận
- Đội thắng 3 hiệp liên tiếp sẽ thắng 1 trận.
- Nếu 2 đội hòa 2-2, hiệp cuối cùng là hiệp 5 sẽ đấu đến 15 điểm đến khi có chênh lệch 2 điểm.
2.6.4. Quy định bỏ cuộc trong luật bóng chuyền.
- Nếu 1 đội từ chối thi đấu, đội đó sẽ bị tuyên bố bỏ cuộc và chịu thua toàn trận 0-3, với điểm số 0-25 mỗi hiệp.
- Nếu một đội không có mặt đúng giờ và không có lý do chính đáng thì sẽ bị tuyên bố là bỏ cuộc. Chịu thua toàn trận 0-3, với điểm số 0-25 mỗi hiệp.
- Nếu không đủ thành viên thi đấu trong 1 hiệp hoặc 1 trận thì sẽ bị tuyên bố thua hiệp đó và trận đó. Đội đối phương được thêm đủ số điểm và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp trận đó. Đội có đội hình không đủ người đấu bị giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp trước.
3. Những thay đổi trong bộ luật bóng chuyền hiện tại
Những sửa đổi khác của luật bóng chuyền được ban hành năm 2000. Trong đó bao gồm điều luật cho phép vận động viên được phát bóng được chạm lưới. Miễn là bóng qua được lưới và qua được phần sân bên kia.
Những thay đổi trong bộ luật cũng cho phép mở rộng phạm vi được phát bóng ra mọi nơi trong phạm vi sân trên lý thuyết. Những sửa đổi khác được thực hiện để giảm nhẹ các lỗi ôm bóng hay chạm bóng 2 lần liên tiếp. Ví dụ như cho phép chạm bóng nhiều lần đối với 1 người chơi.
Vào năm 2008, NCAA đã thay đổi một chút trong việc tính điểm chiến thắng ở 4 set đầu tiên từ 30 xuống 25 đối với nữ. Đối với nam vẫn giữ nguyên là 30. Nếu như phải đánh set quyết định (set thứ 5), điểm số tối thiểu yêu cầu là 15. Thêm vào đó, thuật ngữ “set” được thay thế bằng “game”.
Bài viết trên đây đã cung cấp đến cho bạn những điều luật bóng chuyền da cơ bản nhất. Dựa theo tiêu chuẩn của luật thi đấu quốc tế mà người mới nên biết. Nắm vững luật bóng chuyền sẽ giúp bạn hạn chế được những pha mắc lỗi không đáng có. Đồng thời có thể thi đấu như một vận động viên chuyên nghiệp.