Theo quan niệm của dân gian, tháng 7 âm lịch hằng năm được gọi là Tháng Cô hồn, là tháng không may mắn và xui xẻo. Cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của nước ta từ đời này sang đời khác. Vậy nên kiêng kị và nên làm gì trong tháng cô hồn?
Mục lục
1. Nguồn gốc của tháng cô hồn
1.1. Xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2-7 âm lịch hằng năm để quỷ đói có thể trở lại trần gian và quay lại vào ngày rằm. Chính vì đó, theo tục lệ của dân gian, vào tháng này, chúng ta phải cúng cháo, gạo, muối để cho quỷ đói không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày của mình. Và người dân thường cúng cô hồn vào ngày 14-7 âm lịch.
1.2. Cúng cô hồn tại Việt Nam là một tính ngưỡng tâm linh
Còn tại Việt Nam, cúng cô hồn đã trở thành một tín ngưỡng tâm linh truyền thống, được truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Việt, con người chúng ta sẽ gồm hai phần là phần xác và phần hồn.
Khi con người chết đi, phần hồn vẫn còn tồn tại. Có người được đi đầu thai để làm kiếp khác, nhưng cũng có không ít người vì lý do nào đó mãi không siêu thoát được, trở thành quỷ đói quấy nhiễu dương gian.
Người Việt thường cúng cô hồn kéo dài cả một tháng, tùy vào mỗi gia đình và từng vùng miền, không ấn định một ngày nào cụ thể. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không may mắn nên mọi công việc liên quan đến cưới hỏi, xây dựng nhà cửa, sắm sửa đồ đạc hay đi xa đều tránh thực hiện trong tháng 7.

Đặc biệt, tháng 7 âm lịch còn có một ngày lễ vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu. Đây chính là một trong những ngày lễ của Phật giáo, gắn với tích về Mục Kiền Liên – đệ tử của đức phật, là một vị tôn giả tu luyện. Theo lời của Phật dạy, các phật tử nếu muốn báo hiếu cho cha mẹ, thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho đáng sinh thành.
Tháng cô hồn hay còn gọi là tháng xá tội vong nhân, vì liên quan đến tâm linh nên được người Việt coi trọng. Ngoài những lễ cúng bái, trong dân gian còn tương truyền về những điều kiêng kị và nên làm trong tháng này để bình an, tai qua nạn khỏi.
2. Những điều cấm kỵ và nên làm trong tháng cô hồn
2.1. Những điều cấm kỵ không được làm trong tháng cô hồn

2.1.1. Không được treo chuông gió ở đầu giường
Vì quan niệm rằng tiếng chuông sẽ thu hút ma quỷ, khiến cho con người dễ bị ma quỷ quấy phá, xâm nhập.
Vào những ngày này, người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm, dễ gặp phải những điều không may.
2.1.2. Không được nhổ lông chân
Dân gian có câu “ Một sợi lông chân quản 3 con quỷ”, những người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
2.1.3. Không được đốt giấy tiền vàng mã tùy tiện
Không được đốt một cách tùy tiện vì dễ khiến lôi kéo ma quỷ đến.
2.1.4. Không ăn vụng đồ cúng
Đồ cúng dành cho ma quỷ thì không được ăn vụng, dễ bị quở phạt, rước họa vào thân.
2.1.5. Không gọi tên vào ban đêm
Không kêu gọi to tên của nhau vào ban đêm, ma quỷ nhớ tên đó dẫn đến điềm xấu.
2.1.6. Không phơi quần áo tối
Không phơi quần áo vào ban đêm, ma quỷ sẽ mượn để lại quỷ khí trong quần áo.
2.1.7. Không bơi vào buổi tối
Không bơi lội, dễ bị ma quỷ dưới nước trêu đùa, tai nạn bất ngờ.
2.1.8. Không hù dọa
Không được hù dọa người khác. Việc này sẽ khiến cho họ bị giật mình “ hồn bay phách lạc”, tạo cơ hội cho ma quỷ xâm, nhập vào.
2.1.9. Những điều khác cần kiêng kị
- Không chơi hoặc ngồi gần dưới những cây cổ thụ lớn trước nhà, đó là nơi ma quỷ ẩn mình nhiều.
- Bạn càng không nên thức khuya vì khiến cho tinh thần hao tổn nhiều, dễ bị nhiễm “quỷ khí”.
- Những nơi trong góc tối, là nơi mà ma quỷ thường tụ tập để nghỉ ngơi, không nên đến gần.
- Một điều bạn cần hết sức lưu ý là không nhặt tiền bạc rơi trên đường vì đó có thể là tiền người khác cúng mua chuộc đầu trâu mặt ngựa, sẽ bị phạm kỵ.
- Không nên quay đầu lại phía sau khi có cảm giác ai đó đang đi theo mình, vì có thể đó là ma quỷ đang trêu chọc mình.
- Không cắm đũa đứng giữa bát cơm vì đó là hình thức cúng tế, giống như kiểu thắp hương, ma quỷ sẽ bị dẫn dụ vào nhà ăn chung.
- Không nên chụp ảnh vào buổi tối, vì ma quỷ lãng vãng quanh đó dễ bị dính vào khung hình.
- Không mài dao kéo.
- Nên hạn chế làm chuyện đại sự quan trọng trong tháng này.
- Không nên nói bậy hoặc thề thốt lung tung trong tháng này.
- Không được mua sắm xe cộ hoặc nên hạn chế nhất có thể.
- Không nên may những bộ quần áo trắng trong tháng này.
- Không nên thả tiền thật.
- Không được mặc những bộ quần áo có in hình thù quái dị, đáng sợ.
2.2. Những điều nên làm vào tháng cô hồn

- Bạn nên làm lễ cúng cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng này, tốt nhất là vào ngày mùng 2 hoặc ngày 16 âm lịch để tỏ lòng thành.
- Đến thăm viếng mộ của người thân trong gia đình ở nghĩa địa hay ở trong chùa. Vì đây còn gọi là Tết của người âm.
- Nếu như bạn chuẩn bị các đồ lễ để cúng cô hồn, nhưng chưa kịp thắp nhang mà người khác tranh nhau giật đồ trên tay bạn thì ngay lập tức nên buông tay ra khỏi chúng. Còn nếu bạn chưa làm lễ mà có người chầu chực để giật thì đó là một tín hiệu tốt.
- Hãy hạn chế việc sát sinh các loài vật lại.
- Dù có kinh doanh hay không kinh doanh, bạn cũng nên cúng xe ô tô.
- Nên ăn chay để tránh các điềm dữ.
- Nên làm từ thiện trong tháng này càng nhiều càng tốt.
- Hãy thường xuyên nghe kinh Phật hoặc tụng kinh để tâm thanh tịnh hơn.
- Đối với những người thân trong gia đình, bạn bè hoặc đối tác, nên nói năng nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Tránh xa các cuộc xung đột.
- Nên cứu người khi gặp nguy cấp.
- Nên đi chùa thắp nhang để cầu bình an cho cả gia đình.
- Khi đã cúng cô hồn xong, bạn nên dùng bột trừ tà ma để tiêu khử, tránh việc ma quỷ ẩn náu tụ lại trong nhà, cân bằng sinh khí trong nhà.
3. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn thường đa dạng tùy theo mỗi gia chủ. Thông thường, các món truyền thống trong mâm cúng gồm: gà luộc, xôi, giò nem, canh miến, rau thập cẩm, mía nguyên vỏ, bánh kẹo,…

Có những gia đình không quá chú trọng hay câu nệ vào những món truyền thống đó, mà chọn món phù hợp theo mùa để đảm bảo sự tươi ngon. Hơn thế nữa, chọn thực phẩm đảm bảo an toàn và phù hợp với kinh tế từng người thì hợp lý hơn. Tránh những việc quá lãng phí.
3.1. Mâm lễ cúng Phật tháng cô hồn
Theo quan niệm của đạo Phật, mâm cúng không cần thiết phải quá đầy đủ, chỉ cần đặt tâm của mình vào đó là được. Đối với mâm cúng Phật, bạn chỉ cần chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để tưởng nhớ công đức của người thân, chưa được siêu thoát.
3.2. Mâm lễ cúng tổ tiên tháng cô hồn
Mâm cúng tổ tiên thường là mâm cúng mặn, thường có các món như xôi, gà luộc, các món canh, cá kho, cơm nắm, rượu, nước, thịt,… Ngoài ra còn có các đồ vàng mã như quần áo, giày dép, mũ nón, tiền, vàng,… Bạn cần phải chuẩn bị những thứ này thật chu đáo để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên của mình.
3.3. Mâm lễ cúng cô hồn
Rất nhiều người không biết cúng cô hồn nên chuẩn bị những mâm lễ gì. Bạn hãy thực hiện chuẩn bị các laoij đồ cúng dưới đây:
Muối 1 đĩa, gạo 1 đĩa, cháo loãng 12 bát, hoa quả có 5 loại khác nhau, 12 cục đường đen, quần áo giấy nhiều màu sắc, tiền vàng, kẹo, khoai, sắn, bánh, kẹo, 3 chai nước, 2 cây nhang, 2 cây nến.
Trong tất cả những đồ cúng trên, cháo loãng là thứ không thể thiếu trong mâm lễ vật cúng cô hồn, bởi vì những linh hồn bị đày đọa chỉ nuốt được cháo loãng do thực quản bị hẹp. Hoặc bạn có thể thay thế bằng nước mía.
Lời khuyên được đưa ra là không nên cúng cô hồn bằng đồ ăn mặn vì sẽ khiến cho các vong hồn quyến luyến trần gian khó có thể siêu thoát được.
3.4. Cách bày trí mâm cúng tháng cô hồn
Mâm cúng cô hồn thường được đặt ở ngoài hoặc đặt cúng ở trước cửa nhà bạn. Bạn không nên đặt mâm cúng trên bệ cửa và đặt một cách chắc chắn trên nền đất, tránh bị đổ vỡ.
3.5. Cách mời vong sau khi cúng tháng cô hồn
Sau khi đã bày mâm lễ xong, gia chủ nên thắp nhang và khấn vái. Có thể khấn theo tâm niệm mà mình mong muốn hoặc đọc theo các bài văn cúng cô hồn. Sau khi cúng xong, bạn nên rắc muối, gạo ra tứ phía, vẩy cháo ra khắp sân, các ngõ để bố thí cho các vong hồn để xá tội vong nhân. Đồng thời đốt vàng mã để các vong hồn nhận được lễ vật.
3.6. Cách xếp tiền cúng cô hồn tháng cô hồn

Ngoài việc bày biện mâm lễ cúng cô hồn thì xếp tiền cúng cô hồn cũng rất quan trọng:
3.7. Xếp tiền vàng mã tháng cô hồn
Bạn nên đặt quần áo cúng cô hồn ở dưới cùng, sau đó đặt tiền vàng lên trên rồi đến mũ và những vật dụng khác. Bạn phải xếp như vậy để nhìn mâm cúng vừa đẹp mắt lại vừa thuận tiện cho việc di chuyển đi lại, cho thấy sự thành tâm của gia chủ đối với các vong linh.
3.8. Xếp tiền cúng lẻ tháng cô hồn
Đối với tiền cúng lẻ, bạn phải chuẩn bị tiền thật với các mệnh giá khác nhau. Số tiền lẻ này sẽ được giắt quanh mâm ngũ quả và mâm bánh kẹo. Lưu ý, bạn không được cúng tiền bị rách hay ẩm ướt mà vẫn có thể cúng tiền cũ. Tuy nhiên, cũng có những lời khuyên là không nên cúng vàng mã hay tiền bạc để tránh lãng phí, đặc biệt trong những cơ sở thờ tự cấm đốt vàng mã.
Trên đây là những điều bạn cần biết về tháng cô hồn, những việc kiêng kị, nên làm và cách cúng cô hồn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về tháng cô hồn – một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của nước ta. Cũng thông qua đó, khuyên con người chúng ta nên sống với một tấm lòng lương thiện, làm việc thiện, tạo phúc cho chúng sinh. Dù có trong tháng nào đi nữa, tâm ta trong sạch và thanh tịnh thì không cần quá lo lắng về điều gì.