Sự Khác Biệt Giữa Trung Thu Xưa Và Trung Thu Ngày Nay

0
1102
trung thu xưa

Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore cũng có Tết Trung Thu. Thế nhưng trải qua thời gian, Trung Thu xưa và nay đã có nhiều sự khác biệt. Vậy những khác biệt ấy có quá lớn để làm cho Trung Thu bị mai một dần?

Tết Trung Thu của Việt Nam còn được xem như một “Tết thiếu nhi”, chính vì điều đó, vào ngày này, người lớn sẽ thường mua quà cho con em mình. Đây cũng là dịp đặc biệt để cho cả gia đình quây quần bên nhau đón trăng bên mâm cỗ. Thế nên, Tết Trung Thu còn được gọi là “Tết đoàn viên”. Tết Trung Thu xưa mang lại nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, sâu sắc.

Nhưng trải qua nhiều thời đại khác nhau, Tết Trung Thu xưa và nay có sự khác biệt đáng kể. Tất cả đều mang đến một màu sắc riêng biệt so với Tết Trung Thu xưa. Muốn biết sự khác biệt ấy như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của Tết Trung Thu trước nhé!

1. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu xưa

trung thu xưa
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Từ xa xưa, ông bà ta đã có truyền thống đón Tết Trung Thu vào ngày 15/08 âm lịch hằng năm. Dưới anh trăng sáng trong, mọi người quây quần bên nhau chuyện trò và phá cỗ. Cùng ước nguyện một cuộc đời an bình đến với tất cả mọi người. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết được ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Tết Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc. Thế nhưng trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc lại có những nguồn gốc về Tết Trung Thu hoàn toàn khác nhau. Ở Trung Quốc, Tết Trung Thu xưa nhắc đến câu chuyện tình giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ, còn ở Việt Nam chúng ta thì lại là giữa hai nhân vật Hằng Nga và Chú Cuội.

Tại Việt Nam, Tết Trung Thu xưa được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây chính là dịp mà vua nhà Lý muốn tạ ơn Rồng Thần đã mang mưa đến cho mùa màng bội thu, người dân no ấm.

2. Lý giải về các phong tục trong ngày Tết Trung Thu

2.1. Tục chơi đèn lồng

trung thu xưa
Những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc đêm trung thu

Tết Trung Thu xưa và nay đều không thể nào thiếu chiếc đèn lồng với nhiều hình dạng và màu sắc lung linh dưới ánh trăng vàng. Đối với người Trung Quốc, đèn lồng tượng trưng cho sự may mắn và được treo trước cửa nhà. Một số được làm thành đèn hoa đăng để thả trôi trên dòng nước. Thể hiện rằng đèn hoa đăng sẽ giúp mang những ước nguyện của người thả đi xa. 

Bên cạnh đó, Người Trung Hoa còn có thêm một nét văn hóa được lưu truyền đến nay là thả đèn Khổng Minh. Đây là loại đèn có kích thước lớn, được dán giấy xung quanh và có thắp nến ở bên trong. Mọi người sẽ viết ước nguyện của mình lên đèn, sau đó thả lên bầu trời.

Những ngọn đèn sáng rực được thả lên làm khung cảnh trở nên lung linh kỳ diệu. Càng bay lên cao chúng như những ngôi sao nhỏ lấp lánh giữa trời đêm. 

Còn đối với người Việt chúng ta, đèn lòng trung thu được làm để trẻ con chơi trong đêm Trung Thu. Những chiếc đèn với hình dáng và màu sắc khác nhau, sáng rực cả đêm Trung Thu. Tạo nên một bầu không khí nhộn nhịp, ấm cúng.

Đa phần đèn lòng Trung Thu xưa được làm từ tre và giấy gió, sau đó được vẽ hoặc thêu những đường nét đặc sắc. Biểu hiện cho sự ấm no, hạnh phúc của mọi người trong gia đình với nhau.

2.2. Tục ngắm trăng vào ngày trung thu xưa

Vào dịp Tết Trung Thu xưa, mọi người sẽ cùng nhau ra đường để ngắm trăng. Khoảnh khắc mà vầng trăng tròn to và sáng lên vô cùng thiêng liêng đối với mọi người. Ánh trăng sáng chính là thể hiện cho sự sum vầy, ấm cúng của tất cả các thành viên trong gia đình. Nó còn mang một ý nghĩa to lớn khác về nền văn hóa lúa nước.

Đây là ngày mà khí hậu mát mẻ, trăng soi sáng mọi thứ, cũng là lúc người nông dân nhàn nhất, thảnh thơi ngồi ngắm cảnh, thưởng nguyệt. Mọi thứ tạo nên một khung cảnh đất trời vô cùng đẹp.

Trung Thu xưa, ông bà cha mẹ cùng quây quần bên con cháu ngắm trăng và kể cho nhau nghe những câu chuyện về Chú Cuội, về Hằng Nga hoặc về những ngày xa xưa. Tình cảm từ đó mà càng gắn bó hơn, hạnh phúc ngập tràn trong lòng mỗi người. 

2.3. Phá cỗ đêm Trung Thu

Vào ngày Trung Thu, mỗi nhà đều bày biện mâm cỗ với nhiều loại bánh quà khác nhau như: bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, thị, dưa hấu,… tùy vào mỗi gia đình. Mâm cỗ của mỗi gia đình khác nhau hoàn toàn, nhưng mang đậm nét Trung Thu xưa.

Chờ đến khi trăng lên đỉnh đầu, mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức quà bánh. Mâm cỗ cũng chính là lễ vật cúng trăng, tạ ơn trời đất đã cho người dân một mùa mang bội thu, cuộc sống no ấm, đoàn viên. 

2.4. Múa lân

Những điệu múa Lân và tiếng trống khiến cho đường phố đêm Trung Thu trở nên rộn ràng. Đội múa Lân gồm một người đội đầu Lân và theo sau là vài người, múa theo điệu gõ trống nhịp nhàng, vang dội. Con Lân chính là biểu tượng cho điều may mắn, tốt lành nên đó thể hiện cho ước nguyện của người dân mong muốn điềm lành đến nhà.

2.5. Tục cắt bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu chính là một loại bánh đặc trưng chỉ ngày Trung Thu mới có và cũng là loại bánh không thể thiếu trong mọi gia đình. Bánh được làm từ bột mì nhân bột đường và hạt sen, biểu tượng cho sự đoàn tụ, thuận hóa của mọi người trong gia đình. Còn có một quan niệm rằng, miếng bánh cắt càng đều thì mọi người trong gia đình càng hòa thuận.

trung thu xưa
Bánh Trung Thu với nhiều loại đa dạng

3. Sự khác biệt giữa Trung Thu xưa và nay

3.1. Đồ chơi cho trẻ em

Hình ảnh những bạn nhỏ trên tay cầm đèn lồng ông sao, đeo mặt nạ từ lâu đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những ngày Trung Thu xưa. Vào ngày này, người lớn thường sẽ làm những món đồ chơi truyền thống như lồng đèn ông sao, con cá, đầu sư tử, mặt nạ hoặc những chiếc trống xinh xinh để trẻ em cầm đi rước đèn. Những món đồ ấy tuy đơn giản nhưng nó lại chứa đựng tình yêu thương mà ông bà cha mẹ dành cho con cháu của mình. 

Thế nhưng Trung Thu hiện đại ngày nay lại hiếm thấy hình ảnh ấy. Vì công việc bận rộn, đa phần cha mẹ đều mua đồ chơi bày bán sẵn trên thị trường về cho con chơi. Những chiếc đèn ông sao thưa dần trên đường phố, thay vào đó là những chiếc đèn hiện đại, đắt tiền, dùng pin có nhạc đa dạng.

3.2. Mâm cỗ Trung Thu

trung thu xưa
Ngày hội trung thu 3 miền

Một mâm cỗ dùng để cúng trăng trong ngày Trung Thu xưa thường sẽ có 5 loại quả đặc trưng, tượng trưng cho ngũ hành, cùng với một ít bánh nướng và bánh dẻo. Bánh hình tròn, hình vuông tượng trưng cho đất trời, sự viên mãn sung túc.

Khi thưởng thức, ta ăn những miếng bánh ngon với chén nước trà thì còn gì bằng. Hơn thế nữa, ăn bánh, uống trà còn là phong tục truyền thống của người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay. Mang đậm văn hóa người Việt.

Ngày nay, mâm cỗ Trung Thu đã được hiện đại hơn nhiều với bánh kẹo đa dạng hơn, không đơn thuần như trước nữa. Cũng vì thế mà mâm cỗ trở nên bắt mắt và lung linh hơn nhiều. Thế nhưng, mọi thứ không còn được các bà, các mẹ làm tay tỉ mỉ nữa, mà toàn là hàng đóng gói sắn, được bày bán nhiều.

3.3. Bánh Trung Thu xưa

 Đây chính là loại bánh thể hiện cho nét đặc trưng đêm Trung Thu. Nhưng cũng chính là thứ thay đổi rõ nét nhất trong Trung Thu xưa và nay. Ngày xưa, bánh Trung Thu chỉ là một chiếc bánh nướng đơn thuần hoặc bánh dẻo nhân thập cẩm. Bánh Trung Thu hiện đại ngày nay hiện đại hơn. 

Bánh Trung Thu ngày xưa được làm bằng bàn tay khéo léo của con người chứ không làm bằng máy như ngày nay. Nhờ có bánh Trung Thu mà mâm cỗ đêm rằm trở nên phong phú và sang trọng hơn. Chắc chắn một điều là bánh Trung Thu xưa sẽ không bao giờ phai nhạt trong trí nhớ của người Việt.

Ngày nay, người người biếu nhau những chiếc bánh trung thu được sản xuất đại trà nhiều mẫu mã và giá cả khác nhau. Hơn thế nữa, nhân bánh cũng được biến tấu hơn rất nhiều. Nào là nhân thập cẩm, lạp xưởng, gà quay, trứng muối, đậu xanh, khoai môn, hạt sen,..

Ngoài ra cũng có những chiếc bánh được làm từ rau câu hay chocolate lạ mắt. Chính nhờ vậy mà ẩm thực về bánh trung thu cũng phong phú và đa dạng hơn.

3.4. Chơi Trung Thu xưa

trung thu xưa
Chơi Trung Thu là truyền thống ý nghĩa

Ngày Trung Thu xưa, mọi người tổ chức múa Lân hoặc múa sư tử cùng những tiếng trống náo nhiệt, tạo nên không khí rộn ràng. Những em nhỏ mang lân đi khắp xóm làng để múa cho từng nhà xem, được gia chủ thưởng một ít tiền lẻ để thưởng lấy may mắn.

Bên cạnh đó còn có nhiều trò chơi truyền thống khác như hát đồng dao, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê,…vô cùng vui nhộn và đáng yêu.Dù có bận rộn như thế nào đi nữa thì mọi người đều sắp xếp thời gian quây quần bên gia đình, thể hiện sự yêu thương, đùm bọc, hòa hợp.

Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được giữ nguyên nhưng với quy mô nhộn nhịp hơn. Nhiều nơi còn tổ chức cắm trại, thi các trò chơi dân gian. Trẻ em sống ở thành phố theo chân bố mẹ đến đón trung thu ở những nơi tổ chức Trung Thu. Chính vì vậy, ngày Tết Trung Thu của các em không còn mang đậm nét truyền thống như trước nữa.

Có thể nói rằng, Trung Thu xưa và nay có khá nhiều điểm khác biệt. Nhưng mỗi thời đại đều sẽ khác nhau, chính vì vậy mà mọi sự so sánh đều trở nên khập khiễng. Vào dịp Tết Trung Thu, dù cho có được diễn ra ở bất cứ hình thức nào đi chăng nữa thì đó cũng là cách thưởng thức riêng của mỗi người. Miễn là vẫn giữ được ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết Trung Thu xưa đến nay là được. 

4. Kết luận

Tết Trung Thu xưa và nay mang ý nghĩa gắn kết gia đình cực kỳ lớn. Đó chính là một nét đẹp văn hóa truyền thống trải qua bao đời nay vẫn được dân tộc ta duy trì. Cũng chính là ngày Tết cho thiếu nhi, Tết đoàn viên của mỗi gia đình để mọi người có dịp quây quần bên nhau. Truyền thống này cần được duy trì và phát triển để không bị mai một đi.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here