Tiểu đường ăn bánh mì được không là câu hỏi được các bệnh nhân tiểu đường quan tâm đến. Bởi bánh mì là một món ăn quen thuộc với người Việt. Nhiều người sẽ có thói quen ăn bánh mì vào bữa sáng cũng sẽ thắc mắc câu hỏi này.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh đặc biệt và cần đi theo chế độ dinh dưỡng khắt khe. Bởi ăn uống là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường. Người Việt Nam lại có thói quen đó là dùng bánh mì vào các bữa ăn hàng ngày. Vậy tiểu đường ăn bánh mì được không? Hay tiểu đường ăn bánh mì đen được không?
Mục lục
1. Tiểu đường ăn bánh mì được không?
Tiểu đường ăn bánh mì có được hay không?
Từ lâu, bánh mì đã trở thành một trong những thực phẩm quen thuộc nhiều người. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường có thể vẫn ăn được bánh mì. Bởi khi mắc bệnh tiểu đường, một số người lại có thói quen sử dụng thuốc insulin quá nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng bị hạ đường huyết trong máu. Lúc này, người bệnh có thể dùng một mẩu bánh mì để nạp thêm đường và duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Tuy nhiên, đối với những người đã có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh tiểu đường thì lại khác. Việc ăn bánh mì có được hay không sẽ còn phụ thuộc vào loại bánh mì mà bạn đang ăn. Bên cạnh đó, ăn bánh mì còn khiến cho cơ thể dễ bị béo phì và tăng cân mất kiểm soát. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng người bệnh tiểu đường nên trộn các chất phụ gia với các loại bánh mì nào khác.
2. Tiểu đường ăn bánh mì được không và ăn loại nào?
2.1. Bánh mì sandwich nhiều loại hạt
Bánh mì này thường sẽ chứa nhiều loại hạt hay multi-grain với hàm lượng carbonhydrate cao. Thông thường, các loại bánh mì này sẽ được làm từ nguyên liệu là ngũ cốc nguyên hạt không qua quá trình tinh chế. Đây cũng là thành phần quan trọng giúp làm giảm tác động carbohydrate lên đường huyết.
Một số loại bánh mì nguyên hạt tốt bạn sẽ thường tìm thấy là yến mạch, kiều mạch, lúa mì nguyên hạt, cám, lúa mạch. Không chỉ có hàm lượng đường thấp, mà bánh mì còn có nhiều ngũ cốc nguyên hạt. Chúng có thể cung cấp 1 số chất dinh dưỡng khác như kẽm, vitamin E và protein.
Bánh mì sandwich nhiều loại hạt
2.2. Bánh mì không hạt
Đây là một trong những loại bánh mì được nhiều người khuyên dùng cho người bị tiểu đường. Bánh mì này dùng hạt nảy mầm mà không dùng bột. Vì thế loại bánh mì này vẫn có hàm lượng carbohydrate khá cao.
Bánh mì không hạt hầu hết được làm từ các nguyên liệu như bột hạnh nhân, bột dừa hay bột hạt lanh. Bạn có thể tìm thấy loại bánh mì này tại các cửa hàng chuyên các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Do đó hãy kiểm tra kỹ mục thành phần dinh dưỡng bởi vì những sản phẩm này sẽ có khả năng chứa lượng calo cao hơn.
2.3. Bánh mì lúa mạch đen
Bánh mì lúa mạch đen sẽ có nguồn nguyên liệu được làm từ 100% lúa mạch đen tự nhiên. Loại bánh mì này cũng có hàm lượng chất xơ gấp 4 lần với các loại bánh mì trắng. Trong đó calo đo được sẽ ít hơn 20%. Đây cũng là lựa chọn phù hợp với những ai mắc tiểu đường có thể sử dụng hàng ngày.
2.4. Bánh mì Êzkiel
Loại bánh mì này vốn được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê và hạt đậu. Vì thế nên chúng sẽ có độ ngọt tự nhiên. Những nguyên liệu trên đều vô cùng tốt cho ai bị bệnh tiểu đường. Không những thế mà bánh mì Êzkiel còn rất giàu dinh dưỡng. Nó chứa hàm lượng vitamin rất cao. Điểm này rất tốt cho các món ăn sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường.
2.5. Các loại bánh mì khác
Bên cạnh các loại bánh mì trên thì người bị tiểu đường còn có thể sử dụng các loại bánh mì sau. Ví dụ như bánh mì nguyên cám, hạt lạnh, yến mạch và bánh mì lúa mạch. Các loại bánh mì này sẽ có hàm lượng glycemic khá thấp. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng khác. Tác dụng chính là giúp kiểm soát được mức độ insulin tốt hơn với bánh mì trắng thông thường.
- Xem thêm: Tiểu đường ăn ổi được không?
3. Tiểu đường ăn bánh mì được không và lưu ý khi ăn
Lưu ý khi ăn bánh mì
- Người bệnh tốt nhất nên hạn chế ăn bánh mì trắng và lựa chọn những loại bánh mì khác đã được gợi ý.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khác, bệnh nhân nên tập luyện các bài thể dục thể thao chuyên dành cho người mắc bệnh tiểu đường.
Để biết được chính xác lượng bánh mì có thể ăn mỗi ngày, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ.
Vậy tiểu đường ăn bánh mì được không? Câu trả lời là có nhưng phải ăn các loại bánh mì không chứa chất phụ gia và có lượng vừa đủ. Ngoài ra người bệnh cũng nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để có chế độ ăn phù hợp. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được tiểu đường có ăn bánh mì được không và có các loại bánh mì phù hợp.