Trượt băng là một nghệ thuật và người trượt là một nghệ sỹ. Bộ môn này khiến fan Việt, dù là một nước nhiệt đới nhưng vẫn không thể ngó lơ. Hãy cùng điểm qua những thông tin mà một gà mờ cần biết cùng với những địa điểm luyện tập uy tín tại TP. HCM nhé!
1. Lịch sử hình thành và nguồn gốc
1.1. Từ lịch sử ra đời
Trượt băng là hành động di chuyển trên sân băng bằng giày trượt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trượt băng đã ra đời tại Phần Lan vào hơn 4000 năm trước. Người dân xứ lạnh di chuyển trên băng để tiết kiệm năng lượng trong các chuyến đi vào mùa đông.
Tại Hà Lan, trượt băng được coi là phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân, được thể hiện trong nhiều bức tranh của các họa sĩ chuyên nghiệp.
Trượt băng cũng được phổ biến ở Trung Quốc trong triều đại Nhà Tống. Và dần trở nên phổ biến trong thời đại cầm quyền của Nhà Thanh.

James II của Anh khi bị lưu đày đến Hà Lan, ông đã chơi môn thể thao này. Khi trở về Anh Quốc, môn thể thao này đã được giới thiệu đến các tầng lớp quý tộc Anh và được hưởng ứng từ người dân trong mọi tầng lớp xã hội.
Trên Lục địa Châu Âu, trượt băng chỉ giới hạn ở các thành viên của tầng lớp thượng lưu. Hoàng đế Rudolf II của Đế quốc La Mã Thần thánh rất thích bộ môn này. Ông đã cho tổ chức một lễ hội băng lớn tại triều đình để phổ biến môn thể thao này. Vua Louis XVI của Pháp là người mang bộ môn trượt băng đến Paris trong triều đại của mình. Madame de Pompadour, Napoleon I, Napoleon III và Nhà Stuart, cùng với những người hoàng gia và tầng lớp thượng lưu khác đều là những người hâm mộ môn thể thao đầy tính nghệ thuật này.
Trong thế kỷ XIII và XIV, người ta dùng gỗ làm lưỡi giày trượt thay cho xương. Mãi đến năm 1572, đôi giày trượt sắt đầu tiên được sản xuất.
Những đôi giày trượt được làm bằng thép, với các cạnh sắc nhọn ở phía dưới để hỗ trợ chuyển động. Cấu trúc cơ bản của giày trượt hiện đại vẫn không thay đổi nhiều. Mặc dù có sự khác biệt rất nhiều về các chi tiết. Đặc biệt là phương pháp liên kết và hình dạng và cấu tạo của lưỡi thép.
1.2. Đến khi nổi lên như một môn thể thao giải trí
Trượt băng giai đoạn đầu chỉ được xem là 1 trò giải trí hay 1 phương tiện giao thông. Các trận đấu đầu tiên không rõ được tổ chức khi nào. Nhưng vào đầu thế kỷ XIX, những cuộc thi đấu đã được tổ chức và kết quả của các trận đấu đã được đăng trên báo.
Trượt băng được thực hiện trên các hồ tại Scotland và những con kênh tại Hà Lan như một môn thể thao. Vào mùa đông khi nước đóng băng, những trận thi đấu được tổ chức tại các thị trấn của vùng Fenlands. Trong những trận đấu địa phương này, đàn ông (hoặc đôi khi là phụ nữ hoặc trẻ em) sẽ tranh đấu vì giải thưởng. Có thể là tiền, quần áo hoặc đồ ăn.
2. Trượt băng nghệ thuật
Người sáng lập trượt băng nghệ thuật hiện đại ngày nay là Jackson Haines. Anh là 1 vận động viên trượt băng người Mỹ. Và cũng là người đầu tiên kết hợp các động tác múa ba lê và khiêu vũ vào trượt băng. Trái ngược với việc chỉ tập trung vào các dấu vết để lại trên băng. Ông cũng là người đầu tiên đi giày có lưỡi trượt được gắn vào vĩnh viễn.
Ngày nay, trượt băng nghệ thuật là 1 môn thể thao thi đấu. Bao gồm các nội dung cá nhân, đôi hoặc nhóm biểu diễn. Và được chia ra làm 4 môn thi tại Olympic là: trượt băng đơn nam, đơn nữ, trượt băng đôi và khiêu vũ trên băng.
Vận động viên thường sẽ trình diễn 2 bài thi. Bao gồm bài thi ngắn và bài thi tự do. Phụ thuộc vào quy định của giải đấu. Ngoài ra cũng có thể bao gồm các cú xoay tại chỗ, cú xoay vòng xoắn, cú nâng người, cú nhảy quăng người, các bước di chuyển hoặc nhiều yếu tố khác.

Trượt băng nghệ thuật có nhiều cấp độ thi đấu. Từ trẻ em đến cấp độ người lớn tại các cuộc thi địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế.
Liên đoàn Trượt băng Quốc tế (ISU) sẽ quyết định tổ chức và chấm điểm cho các cuộc thi quốc tế. Những cuộc thi này gồm có thế vận hội Mùa đông, các giải vô địch thế giới, giải vô địch thiếu nhi thế giới, giải vô địch châu Âu, giải vô địch bốn lục địa, các giải Grand Prix (người lớn và thiếu niên). Ngoài ra còn có Olympic sinh viên đại học Mùa đông.
3. Trượt băng nghệ thuật chấm điểm như thế nào?
Trước năm 2002, cách chấm điểm môn trượt băng nghệ thuật khá đơn giản. Mỗi phần trình diễn sẽ được chấm điểm dựa trên kỹ thuật và nghệ thuật theo thang điểm từ 0-6. Trong đó, 6 là tuyệt đối. Tùy thuộc vào giải đấu mà sẽ có từ 7-12 trọng tài. Điểm sẽ được tính trung bình giữa các trọng tài.
Sau vụ bê bối thỏa thuận điểm số tại Olympics mùa đông 2002, Liên đoàn trượt băng quốc tế đã quyết định thay đổi cơ chế chấm điểm.
Theo đó, họ sẽ liệt kê danh sách tất cả những kỹ thuật mà vận động viên có thể thực hiện cùng mức điểm sàn cho từng động tác. Còn về phần nghệ thuật, bài trình diễn được chấm dựa vào 5 tiêu chí: kỹ năng trượt băng, chuyển tiếp, biểu diễn, thiết kế và cảm thụ âm nhạc. Mỗi tiêu chí sẽ được chấm trên thang điểm 10. Điểm của thí sinh sẽ được quyết định bởi 12 giám khảo.
Năm 2004, ISU còn bổ sung thêm 1 quy chế khác gây nhiều tranh cãi. Đó là trong 12 giám khảo, chỉ rút thăm điểm của 9 người để có được điểm trung bình cho vận động viên. ISU muốn giảm bớt khả năng câu kết và thỏa thuận ngầm giữa các giám khảo. Trượt băng nghệ thuật được nổi tiếng là 1 môn gian lận điểm thi. Cách tốt nhất để triệt tiêu sự gian lận chính là sự ngẫu nhiên.
4. Những lưu ý khi luyện tập trượt băng
Các vận động viên trượt băng nghệ thuật được đào tạo bài bản từ nhỏ với hệ thống giáo trình khoa học và bài bản. 6 lưu ý sau đây yêu cầu những người mới phải nắm vững nếu muốn tiến xa hơn với môn thể thao này:
- Giày: Một đôi giày chất lượng là yếu tố tiên quyết không thể thiếu. Khi luyện tập, giày phải được cải chặt. Quan trọng nhất là phần cổ chân. Nếu không thì khi tập luyện giày có thể bị lỏng, tuột khỏi chân gây trượt ngã. Nghiêm trọng hơn là chấn thương.
- Người mới tập nên bước lên băng chậm rãi. Khi chưa quen, bạn sẽ rất dễ bị trượt ngã. Vì vậy, hãy bắt đầu từ từ và cẩn thận nhé!
- Sau khi đã đứng thăng bằng và chắc chắn trên mặt băng, dang hai chân đứng song song bằng vai. Tiếp theo, đưa 2 tay sang ngang để giữ thăng bằng và giậm chân tại chỗ.
- Đưa 2 chân chếch thành hình chữ V, đầu gối hơi trùng xuống. Sau đó bước đi chậm rãi và dần tăng tốc độ kết hợp với những bước trượt ngăn. Kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày và bạn sẽ kiểm soát tốt được cơ thể, điều khiển chính xác đường trượt của mình.
- Học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân bằng việc quan sát những vận động viên chuyên nghiệp.
- Hơi ngả người về phía trước trong khi trượt để giữ thăng bằng

5. Các địa điểm luyện tập trượt băng tại TP. HCM
Các bạn trẻ đam mê bộ môn thể thao này có thể tham khảo 4 địa chỉ sân trượt dưới đây tại TP. HCM:
5.1. Sân trượt băng TPHCM Vinpearlland Ice Rink Royal City – Vincom Mega Mall Thảo Điền
Vinpearlland Ice Rink Royal City nằm tại số 161 Xa lộ Hà Nội, phường Thảo Điền, Quận 2. Ở tầng 5 của Vincom Mega Mall Thảo Điền. Sân trượt băng này được coi là tiên phong ở TP. HCM. Chất lượng sân trượt đã được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế ngay từ khi mới ra lò.
Vinpearlland Ice Rink Royal City là sân băng tự nhiên, thật 100%. Được ứng dụng công nghệ làm lạnh hiện đại hàng đầu, đảm bảo thân thiện với môi trường. Mang đến cho bạn cảm nhận chân thật nhất như khi trượt băng thực sự trong trời tuyết. Tại đây, dụng cụ và trang thiết bị trượt băng đều được nhập khẩu, đảm bảo độ an toàn và có kiểu dáng, thiết kế đẹp mắt.
Khi đến với Vinpearlland, bạn chỉ cần bỏ 50.000 đồng/vé và được chơi thoải mái, không bị gò bó thời gian.
5.2. Nhà trượt băng Vincom Ice Rink – Landmark 81
Sân trượt băng Vincom Ice Rink nằm bên trong tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark 81. Đây đang là địa chỉ thu hút rất nhiều các bạn trẻ có niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật này. Vincom Ice Rink là sân trượt băng lớn nhất Việt Nam hiện tại. Tổng diện tích của nhà trượt lên đến 2000m2. Có sức chứa cùng lúc khoảng 150 người.
Ngoài không gian siêu rộng rãi, sân trượt băng này còn ghi điểm nhờ hệ thống âm thanh và ánh sáng chuẩn không cần chỉnh. Mang lại cho bạn cảm giác như đang biểu diễn thực thụ.

5.3. Sân trượt băng của Nhà văn hóa thanh niên
Dịch vụ trượt patin, trượt băng giải trí tại Nhà văn hóa Thanh niên đã được phát triển từ năm 2010.
Hệ thống làm lạnh của sân được áp dụng công nghệ Hoa Kỳ. Duy trì nhiệt độ trung bình ở mức quy định là 17 độ C. Từ lâu, sân băng của Nhà văn hóa thanh niên đã là địa điểm vui chơi, thu hút giới trẻ và cả những vận động viên nhí tại Sài Gòn. Sân băng Nhà văn hóa thanh niên vẫn giữ vững được phong độ mặc cho nhiều sân băng hiện đại hơn thi nhau cạnh tranh.
5.4. Sân trượt băng Ice! Saigon Centre – Trung tâm thương mại Takashimaya
Sân băng cuối cùng làm điên đảo giới trẻ Sài Thành là Ice Skating Centre. Nằm trong trung tâm thương mại Nhật Bản Takashimaya, số 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1.
Dây là sân băng dày nhất, hệ thống làm lạnh đạt tiêu chuẩn châu Âu. Nhiệt độ thường trực được duy trì ở mức 0 độ C.
Với không gian mở và trang trí bắt mắt, Ice Skating Centre thu hút được rất nhiều đối tượng đam mê trượt băng. Đặc biệt là các em thiếu nhi. Vào các dịp như giáng sinh, tết Tây, tết ta,… Sân băng này luôn được trang trí lộng lẫy, bắt mắt. Đây hứa hẹn sẽ là địa điểm check in làm hài lòng mọi lứa tuổi.
Ngoài cung cấp giày trượt chuyên nghiệp, trung tâm cũng trang bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ tập trượt băng cho người mới chơi. Sau khi vui chơi thỏa thích trong sân băng, bạn có thể lập tức lấp đầy bao tử hoặc thỏa sức tung tăng ngay trong trung tâm thương mại Takashimaya rộng lớn đấy.

Trượt băng là một môn thể thao “quý tộc”. Vì những dụng cụ trượt băng như giày, quần áo thực sự rất đắt đỏ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được cho những bạn trẻ đam mê môn thể thao đòi hỏi sự uyển chuyển này những thông tin cần thiết. Đồng thời giúp mọi người có thể tham khảo 4 địa chỉ luyện tập uy tín tại TP. HCM.